Respuesta :
Answer:
-Thực trạng: Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, đến quý 1 năm 2017, trong tổng lực lượng lao động cả nước có gần 918 nghìn lao động thiếu việc làm và lao động thất nghiệp là 1,14 triệu người. Thông thường, tình trạng thiếu việc luôn là vấn đề phổ biến ở khu vực nông thôn. Trong quý 1 năm 2017, hiện có gần 85,0% lao động thiếu việc làm sinh sống ở khu vực này. Xét về khác biệt giới, thị phần lao động nam thiếu việc là cao hơn so với lao động nữ (52,2% và 47,8 % tổng số lao động thiếu việc cả nước). Đồng thời, tình trạng thất nghiệp lại được quan tâm hơn ở khu vực thành thị. Mặc dù, tỷ trọng lao động thất nghiệp thành thị hiện thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 47,6% tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Hơn nữa, dựa trên kết quả điều tra lao động việc làm quý 1 năm 2017 cũng cho thấy lao động thất nghiệp nam là đông hơn so với lao động nữ (chiếm 58,9% và 41,1% trong tổng số lao động thất nghiệp cả nước). Nếu xem xét tình trạng thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) tức là sinh viên ra trường có trình độ chuyên môn nhất định, trong quý 1 năm 2016, có tới hơn 32,3% số lao động thất nghiệp cả nước là lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên. Trong đó, nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 38,6% tổng số lao động thất nghiệp nhóm này. 6 nhóm ngành/nghề đào tạo hiện có tỷ trọng lao động thất nghiệp có trình độ CMKT từ 3 tháng trở lên theo thứ tự là “Kinh doanh và quản lý - 30,3%”, “Công nghệ kỹ thuật - 13,4%”, “Sức khỏe - 10,7%”, “Dịch vụ vận tải - 9,5%” và “Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên - 9,0%”. Chỉ khoảng 3,6% nhóm lao động thất nghiệp có trình độ CM:KT
l à có 2 bằng/chứng chỉ đào tạo trở lên.
*Nguyên nhân : - Không có định hướng nghề nghiệp trước khi học
- Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc
- Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội
- Trình độ ngoại ngữ vẫn còn nhiều hạn chế
- Luôn than trách và đổ lỗi cho số phận
• Giải pháp
- cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai
- cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học
cần học những ngành nghề mà trong đó có sự đam mê, yêu thích của bản thân và phù hợp với khả năng của minh
- các giảng viên của nhà trường nên kết hợp cùng với lãnh đạo của các doanh nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, dựa trên việc phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích...của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên cho các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình, có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất.
- trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp
- cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường
- Nhà nước hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động, Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công... Người lao động được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp.
- Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần phải quan tâm đào tạo công nhân trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, khỏe, nhất là khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.
- đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia.
- thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; chỉ đạo các cơ sở đào tạo đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, hợp tác với đơn vị sử dụng lao động để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng chuẩn đầu ra, hỗ trợ sinh viên thực tập và đánh giá sinh iên tốt nghiệp theo yêu cầu TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tổng cục Thống kê năm 2016 - 2017
2. ThS. Nguyễn Thúy Hà, Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp, Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu Lập pháp
của thị trường lao động.
UNEMPLOYED STUDENTS AFTER GRADUATION CAUSES AND SOLUTIONS
MA. NGUYEN THI THU TRANG
Faculty of Environmental and Natural Resources Economics
Hanoi University of Natural Resources and Environment